Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Nóng: Ông Putin ra lệnh tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật
    Tin Việt Nam
EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thế Giới
Trung Quốc có thể đánh bại Mỹ vào năm 2020?
Trung Quốc có thể sớm đánh bại Mỹ và các đồng minh trong kịch bản xung đột ở phía đông Thái Bình Dương. Đó là nhận định của chuyên gia cấp cao Vassily Kashin của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ, Moskva, Nga.

 



Máy bay ném bom B-52 và hai chiến đấu cơ F/A-18 cùng hàng không mẫu hạm USS Nimitz trên Thái Bình Dương

 

Trong một bài bình luận trên Đài Tiếng nói nước Nga mới đây, ông Kashin cho rằng: “Nhiều khả năng, đến năm 2020, sau khi hoàn tất chương trình hiện nay về cải cách các lực lượng vũ trang và tái vũ trang quân đội, Trung Quốc có thể đánh bại các đồng minh quân sự của Mỹ và các lực lượng của Mỹ ở Đông Thái Bình Dương trong một cuộc xung đột hải quân cục bộ, qua đó sẽ phá vỡ hoặc làm gián đoạn việc điều động các lực lượng của Mỹ từ các nơi trên thế giới vào khu vực này”.

 

Thậm chí, Bắc Kinh có thể có khả năng đạt được các mục tiêu chính trị ngay cả trước khi Mỹ tập trung được các lực lượng cần thiết vào khu vực này để thực hiện một cuộc phản công toàn diện.

 

Theo chuyên gia Kashin, khái niệm “Không-hải chiến” được các chuyên gia quân sự Mỹ xây dựng và phát triển nhằm chống lại một cách có hiệu quả các nỗ lực phá vỡ việc triển khai, mở rộng các lực lượng của Mỹ tại các khu vực lân cận của những quốc gia như Trung Quốc và Iran.

 

Về mặt khái niệm, “Không-hải chiến” quy định 3 hướng hành động chính: Tiêu diệt tiềm lực của đối phương trong lĩnh vực quản lý; kiểm tra và thăm dò, phá hủy các phương tiện mà đối phương sử dụng để cô lập vùng chiến sự và tiêu diệt các lực lượng xung kích của đối phương.

 

Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ nhiều năm qua, Trung Quốc đã xây dựng, rèn luyện lực lượng vũ trang của mình trên cơ sở chính phương án hành động này của đối phương. Về phần mình, chiến lược của Bắc Kinh dựa trên sự tác động quy mô lớn đến các hệ thống thăm dò và quản lý của đối phương thông qua các phương tiện đấu tranh vô tuyến điện tử (EW), tấn công mạng và sử dụng vũ khí chống vệ tinh.

 

“Trung Quốc sẽ có thể khởi động một cuộc tấn công phi hạt nhân với độ chính xác cao vào các cơ sở hạ tầng giao thông và quân sự trong khu vực do Mỹ đang sử dụng và bằng cách đó, sẽ làm gián đoạn đáng kể tốc độ gia tăng các lực lượng của Mỹ tại vùng chiến sự”, ông Kashin nói.

 

Trong khi đó, triệt tiêu những khả năng của Trung Quốc nhằm đảm bảo cho việc triển khai chiến lược cách ly vùng chiến sự có thể phải đòi hỏi một nguồn lực lớn. Và quan trọng hơn nữa là đòi hỏi phải có thời gian, vì Trung Quốc đã đầu tư rất nhiều để có được các phương tiện phòng không hiện đại.

 

Việc Trung Quốc sở hữu một lượng lớn các tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phi hạt nhân với độ chính xác cao sẽ khiến các lực lượng không quân và hải quân Mỹ bị chuyển hướng sang thực hiện nhiệm vụ đảm bảo phòng thủ chống tên lửa và tiêu diệt các tổ hợp tên lửa di động.

 

Ở châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ hiện chỉ có hai đồng minh quân sự mạnh là Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, các lực lượng vũ trang của Hàn Quốc nói chung chỉ tập trung vào việc giải quyết nhiệm vụ bảo vệ đất nước trước khả năng tấn công của CHDCND Triều Tiên và khó có thể hỗ trợ đáng kể cho các nước đồng minh.

 

Các lực lượng tự vệ của Nhật Bản, mặc dù được trang bị rất tốt, song lại không phải là một lực lượng lớn, còn khả năng tiến hành các hoạt động tấn công lại bị hạn chế.

 

Đài Loan mặc dù có lực lượng vũ trang đáng kể, song lại “cực kỳ dễ bị tổn thương” khi bị tấn công từ đất liền. Trong trường hợp xảy ra xung đột Trung - Mỹ mà không đụng chạm trực tiếp đến hòn đảo này thì việc sử dụng tiềm lực quân sự của Đài Loan có thể sẽ gặp khó vì các lý do chính trị.

 

Philippines mặc dù có lãnh thổ và dân số đáng kể, song tiềm lực quân sự lại thấp và Mỹ khó có thể trông chờ vào sự hỗ trợ đồng minh Đông Nam Á.

 

Còn các đồng minh quân sự mạnh nhất của Mỹ ở châu Âu sẽ khó có khả năng đoái hoài, hay giúp đỡ gì Washington ở khu vực này.

 

“Mỹ có thể chỉ đơn giản là phải chấp nhận thất bại”, ông Kashin nói.

 

Bên cạnh đó, chuyên gia Nga khẳng định, việc bảo vệ lợi ích của Mỹ ở Đông Á sẽ không thể đạt được nếu Washington không tăng cường hiện diện thường trực một lực lượng vũ trang lớn, đặc biệt là lục quân, ở phía tây Thái Bình Dương. Dù rằng, trong điều kiện cắt giảm nguồn ngân sách, việc này sẽ khiến Mỹ càng khó khăn hơn nữa để đảm bảo sự hiện diện quân sự ở các khu vực khác trên thế giới như Trung Đông.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Nóng: Ông Putin ra lệnh tập trận vũ khí hạt nhân chiến thuật (06-05-2024)
    Những điểm nhấn chính trong cuộc gặp ba bên EU, Pháp, Trung Quốc (06-05-2024)
    Giao tranh tiếp tục leo thang giữa Israel và lực lượng Hezbollah tại Liban (06-05-2024)
    2 ông lớn NATO căng thẳng trong bối cảnh xung đột Ukraine (06-05-2024)
    Giải mã các điểm đến trong chuyến công du châu Âu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (04-05-2024)
    Tổng thống Ukraine Zelensky nói xung đột với Nga đang bước vào giai đoạn mới (04-05-2024)
    Anh lên tiếng về việc điều binh sĩ NATO tới Ukraine (04-05-2024)
    Ukraine tăng cường đánh phá Nga bằng khí cầu để làm cạn kiệt tên lửa (04-05-2024)
    Lệnh cấm nhập khẩu uranium của Nga 'gây bão' trên thị trường năng lượng (03-05-2024)
    Phương Tây tiếp tục viện trợ vũ khí cho Ukraine, Nga phản ứng mạnh (03-05-2024)
    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công du châu Âu (03-05-2024)
    Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung (01-05-2024)
    Trung Quốc chạy thử nghiệm tàu sân bay thứ ba (01-05-2024)
    Haiti có Thủ tướng mới (01-05-2024)
    Israel không chấp nhận yêu cầu chấm dứt chiến tranh (01-05-2024)
    Israel sẽ tấn công vào Rafah bất kể có đạt được thỏa thuận ngừng bắn hay không (30-04-2024)
    Ukraine dùng tên lửa Mỹ tấn công cầu Crimea? (30-04-2024)
    Ukraine 'thách thức' Mỹ khi vẫn tấn công nhà máy lọc dầu Nga? (30-04-2024)
    Thái Lan thu hút lượng lớn khách du lịch Trung Quốc (30-04-2024)
    Mỹ và Anh kêu gọi phong trào Hamas cân nhắc đề xuất ngừng bắn 40 ngày (29-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Nga, Trung Quốc dùng lại chiến thuật Chiến tranh Lạnh? (30-12-2013)
    Trung Quốc thao túng 'sân sau' của Mỹ (30-12-2013)
    Quan hệ Trung-Nhật căng thẳng cao độ (30-12-2013)
    Kỷ nguyên Thái Bình Dương chuyển động (30-12-2013)
    Tàu ngầm hiện đại nhất thế giới vào Biển Đông (28-12-2013)
    Xung đột vũ trang Trung-Mỹ liệu có xảy ra? (28-12-2013)
    Tranh chấp lãnh thổ ở Hoa Đông và Biển Đông: Một năm nổi sóng! (28-12-2013)
    Hàn Quốc hủy hàng loạt cuộc gặp quốc phòng với Nhật (28-12-2013)
    Tổng thống Mỹ Obama: Một năm uy tín “bầm dập” và 2014 đầy thách thức (28-12-2013)
    Người Trung Quốc 'hiến kế' trả đũa thẳng tay Nhật Bản (28-12-2013)
    Bao giờ mới hết nghe lén? (28-12-2013)
    “Xử” Jang Song-thaek “là cần thiết” cho Kim Jong-un (28-12-2013)
    Chuyến thăm đền Yasukuni của ông Abe đẩy Nhật vào thế khó (28-12-2013)
    Vén màn bí mật chuyện Châu Âu giúp Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự (28-12-2013)
    Bạo động dữ dội tại Thái Lan, 1 người chết và 97 người bị thương (27-12-2013)
    Thủ tướng Nhật muốn quay trở lại chủ nghĩa quân phiệt? (27-12-2013)
    Tập Cận Bình: Mao Trạch Đông không phải thần thánh (27-12-2013)
    Trung Quốc nghĩ gì về thanh trừng ở Triều Tiên (27-12-2013)
    Người Myanmar cư xử thế nào với TQ? (26-12-2013)
    Thành công và thất bại ngoại giao Nga trong năm 2013 (26-12-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152909032.